Mô hình Canvas cũng được gọi là Business Model Canvas. Là một dạng mô hình kinh doanh kinh điển. Canvas được mô tả như bản đồ hệ thống giá trị của doanh nghiệp mọi quy mô.
Trường hợp dưới đây cũng được sử dụng như một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, ngắn gọn và hiệu quả nhất hiện nay.
Trên thực tế với các mô hình kinh doanh nhỏ hoặc mang nặng tính truyền thống sẽ chỉ để ý đến giá trị toàn cục. Có doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, có đơn vị lại quan tâm đến sản phẩm thuần tuý, . ..
Thực tế kinh doanh ngày nay, đặc biệt là sự canh tranh gay gắt về mặt công nghệ 4.0 quyết định sự sống còn. Việc xây dựng một nền tảng kinh doanh vững chắc dựa trên tổng hoà các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng bậc nhất.
Business Model Canvas là một cách thức áp dụng hiệu quả, tối ưu mọi chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết về mô hình Canvas.
9 yếu tố trong mô hình Canvas
1. Phân khúc khách hàng – Customer Segment (CS)
Phân khúc khách hàng chính của ý tưởng/dự án của bạn muốn hướng tới là ai? Ai là khách hàng mục tiêu bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ? Họ nghĩ gì, nhìn gì, làm gì và hành động như thế nào?
Nhóm khách hàng có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường hỗn hợp (single market) hoặc thị trường hỗn hợp (multi-sided market).
2. Giải pháp giá trị – Value Propositions (VP)
Đây là cách để khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty của họ.
Giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của bạn kinh doanh mang tới cho khách hàng là bao nhiêu? Tại sao khách hàng mua và sử dụng? Sản phẩm/dịch vụ của bạn giúp khách hàng xử lý vấn đề gì? Những nhu cầu cụ thể của khách hàng cần được đáp ứng?
3. Các kênh truyền thông – Channels (CH)
Mô tả những kênh truyền thông – phân phối mà bạn dự định sử dụng nhằm tiếp cận với phân khúc khách hàng. Qua đó mang đến khách hàng những giá trị sản phẩm mà khách hàng mong muốn.
Có thể có rất nhiều kênh phân phối khác nhau như là kênh phân phối trực tiếp (nhân viên bán hàng tại chỗ, nhân viên bán hàng trực tuyến tại gian hàng trên website. ..) và kênh phân phối gián tiếp (nhân viên bán hàng tại showroom của đối tác. ..)
Đối với những công ty startup thì bước quan trọng nhất việc thiết lập kênh phân phối là xác định đâu là kênh của khách hàng. Sau nữa bạn cần phân tích SWOT để đánh giá thế mạnh của từng kênh phân phối. Cuối cùng là xác định và xây dựng những kênh khách hàng mới.
4. Quan hệ khách hàng – Customer Relationships (CR)
Làm thế nào doanh nghiệp giữ khách hàng cũ để thu hút khách hàng mới?
Hỗ trợ toàn diện (Personal Assistance): Công ty sẽ cử một nhân viên đến hỗ trợ khách hàng khi gặp khó khăn. Đặc biệt, quá trình trước và sau khi mua khách hàng sẽ được tư vấn kỹ lưỡng.
Hỗ trợ cá nhân toàn diện (Dedicated Personal Assistance): Kiểu quan hệ này sẽ có sự hợp tác của người đại diện và khách hàng. Nếu khách hàng phản ánh trải nghiệm của mình thì người đại diện sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp.
Tự phục vụ (Self-Service): Các doanh nghiệp sẽ cài đặt sẵn công cụ AI hoặc chatbot nhằm hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng tự phục vụ.
Dịch vụ tự động hoá (Automated Services): Doanh nghiệp tổng hợp và lưu trữ các dữ liệu phản hồi của khách hàng khi mua. Từ đó, bạn sẽ đánh giá và đưa ra những giải pháp nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Cộng đồng (Communities): Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, kênh mạng xã hội và sàn thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng những cộng đồng nhằm hỗ trợ khách hàng chia sẻ trải nghiệm trên kênh mạng xã hội.
Cùng đổi mới (Co-creation): Doanh nghiệp có thể thực hiện các cuộc thăm dò để lấy ý kiến khách hàng về sự đổi mới và cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ.
Hãy mô tả những mối quan hệ khách hàng bạn muốn xây dựng với những khách hàng của mình. Bạn phải xác định loại quan hệ khách hàng mình muốn xây dựng và sau đó đánh giá giá trị của khách hàng dựa trên tần suất mua hàng. Bạn nên tập trung phát triển những mối quan hệ với khách hàng thân thiết bởi vì họ là nguồn doanh thu ổn định.
5. Dòng doanh thu – Revenue Streams (RS)
Hãy thể hiện dòng doanh thu bạn thu được từ mỗi phân khúc khách hàng của mình. Tiền thu được là do những nguồn nào? Ai chi trả? Doanh thu từ giá trị là gì?
Sau khi xác định dòng doanh thu, điều quan trọng là bạn cần xác định mức giá tối ưu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ qua giai đoạn loại bỏ. Những lần điều chỉnh mức giá cũng nên được ghi nhận và đánh giá lại.
6. Nguồn lực chính – Key Resources (KR)
Hãy mô tả những nguồn lực quan trọng nhất mà hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Đây có thể là những nguồn lực hữu hình (như tài nguyên thiên nhiên), nguồn lực trí tuệ (sáng chế) hoặc vốn và tiền tệ.
Việc mô tả những nguồn lực doanh nghiệp đặc biệt quan trọng. Nó giúp bạn có ý tưởng cụ thể về những sản phẩm hoặc dịch vụ chính thức bạn cần để phục vụ khách hàng và xác định các nguồn lực không cần thiết.
7. Hoạt động chính – Key Activities (KA)
Hãy mô tả những hoạt động quan trọng nhất mà bạn cần thực hiện để duy trì được hoạt động kinh doanh của mình. Nói một cách đơn giản thì hoạt động chính của ý tưởng là việc sử dụng nguồn lực chính nhằm tạo ra những giá trị mục tiêu riêng biệt và từ đó thu được lợi nhuận.
Ví dụ đối với ý tưởng mở shop bán hàng thời trang cho sinh viên thì hoạt động chính sẽ là phân phát tư vấn và bán những sản phẩm quần áo tới tận tay các sinh viên. Đối với ý tưởng mở một quán bán trà sữa thì hoạt động chính của ý tưởng sẽ là tư vấn và bán những sản phẩm trà sữa.
8. Đối tác chính – Key Partnerships (KP)
Để mô hình kinh doanh hoạt động trơn tru và hạn chế rủi ro, doanh nghiệp nên xây dựng quan hệ đối tác với các nguồn cung cấp chất lượng cao. Hãy mô tả những nhà cung cấp nguồn lực như các đối tác giúp đảm bảo công việc kinh doanh được thực hiện trơn tru và có thể tăng trưởng.
Ví dụ, đối tác để bạn mở một quán trà sữa chính là những nhà cung cấp nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế, nhà cung cấp dịch vụ, . ..
9. Cơ cấu chi phí – Cost Structure (CS)
Những chi phí chính của công ty là bao nhiêu và chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với doanh thu? Ví dụ: Chi phí tiền lương, chi phí nguyên vật liệu sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí sử dụng lao động, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. ..
Vì sao nên sử dụng mô hình canvas trong kinh doanh?
Vì mô hình canvas sở hữu ba ưu điểm nổi bật sau đây:
Mô hình giúp bạn dễ dàng nhìn nhận tổng quan doanh nghiệp của mình thông qua bản kế hoạch được trình bày đơn giản, ngắn gọn nhưng đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết.
Chính nhờ sự giản lược, không đồ sộ như những bản kế hoạch thông thường, nên mô hình canvas giúp bạn nhanh chóng nắm bắt, đối chiếu và so sánh giữa các hạng mục trên bản kế hoạch.
Mô hình có thể áp dụng với hầu hết mọi quy mô doanh nghiệp, kể cả đặc thù các ngành sản phẩm. Nhất là đối với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lên kế hoạch kinh doanh, thì mô hình canvas chính là sự lựa chọn thích hợp.
Xây dựng mô hình Canvas có lợi ích gì?
Mô hình kinh doanh Canvas được áp dụng rộng rãi bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Dựa vào chiến thuật này, nhiều doanh nghiệp đã có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá ngay những lợi ích khi xây dựng mô hình Canvas nhé.
Tư duy trực quan, rõ ràng: Mô hình là giải pháp giúp bạn có cái nhìn tư duy và rõ ràng cho mọi mục tiêu. Thông qua việc diễn đạt ra giấy các vấn đề có khả năng tác động đến doanh nghiệp, nhà lãnh đạo sẽ có cái nhìn cụ thể và sáng suốt hơn để điều hướng công ty.
Nhanh chóng, tiện lợi: Mô hình Canvas hỗ trợ xác định các từ khóa chính liên quan đến việc kinh doanh. Từ đó, bạn có thể theo dõi và điều chỉnh nếu kết quả không khả quan.
Nắm được mối quan hệ giữa 9 yếu tố: Mô hình là cơ sở giúp bạn hiểu rõ hơn về 9 yếu tố tác động đến doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể hiểu bao quát về những vấn đề đang gặp phải và tìm ra cơ hội để cải tiến.
Công cụ giúp thấu hiểu đối thủ: Nhiều doanh nghiệp đã có chiến lược đương đầu với đối thủ bằng mô hình Canvas. Thông qua chiến thuật này, bạn sẽ biết được đâu là ưu, nhược điểm và những khó khăn của các doanh nghiệp khác. Từ đó, bạn có thể rút ra bài học và điều chỉnh mô hình kinh doanh một cách hợp lý.