3 cấu phần chính của một chiến lược marketing tổng thể

HomeUncategorized3 cấu phần chính của một chiến lược marketing tổng thể

Chiến lược marketing tổng thể (tiếng Anh: Holistic Marketing Strategy) là một chiến lược Marketing bao gồm tất cả những hoạt động Marketing. Đây được xem là yếu tố then chốt giúp tạo dựng sự thành công của doanh nghiệp. Bao gồm các kênh marketing khác nhau, bao gồm Marketing Online và Marketing Offline (truyền thống). Doanh nghiệp  những bộ phận khác nhau sẽ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng cùng nhận diện thương hiệu trên khắp các kênh. Tạo dựng được chỗ đứng trong lòng khách hàng cũng như trên thương trường.

Một doanh nghiệp phải cùng với những bộ phận khác nhau để cùng thực hiện sứ mệnh có ý nghĩadịch vụ khách hàng tốt cùng hình ảnh thương hiệu đẹp.

Một chiến lược Marketing tổng thể phải bao gồm các bước như:

  • Nghiên cứu và phân tích kỹ thị trường.
  • Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu và chân dung khách hàng hiện tại.
  • Nắm bắt tình hình liên quan tới sản phẩm/dịch vụ cung ứng.
  • Tập trung ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp và những nhân tố giúp thúc đẩy việc bán hàng.
  • Đo lường, theo dõi để có thể đánh giá thực trạnghiệu quả kinh doanh qua đó đề ra biện pháp cải thiện.

Lương Hồ Trân  giải thưởng chuyên gia Marketing xuất sắc Việt Nam

Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân phỏng vấn truyền hình HTV9

Lý do doanh nghiệp cần chiến lược Marketing tổng thể
TL ACDEMY sẽ mách bạn một số lý do cần xây dựng chiến lược marketing tổng thể cho doanh nghiệp:

Chiến lược marketing tổng thể giúp doanh nghiệp tiếp cận với tệp khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng.

Doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của mỗi kênh Marketing để chọn phương thức tiếp thị sao cho phù hợp.

Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí Marketing, gia tăng doanh số và nhận biết thương hiệu tốt hơn.

Lợi ích của việc xây dựng chiến lược marketing tổng thể
Việc xây dựng chiến lược Marketing tổng thể sẽ mang đến cho doanh nghiệp các lợi ích dưới đây.

Tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng
Với việc triển khai chiến lược Marketing tổng thể, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được chi tiết chân dung khách hàng của mình. Bao gồm cả nhân khẩu học, sở thích, nhu cầu cũng như hành vi mua theo từng đối tượng khách hàng cụ thể nhằm đề ra những chiến lược tiếp cận và marketing hiệu quả nhằm đẩy cao doanh thu bán hàng.

Gia tăng hiệu quả truyền thông
Marketing tổng thể giúp doanh nghiệp tăng cường hoạt động tiếp thị, cụ thể qua việc thực hiện lập kế hoạch Marketing tổng thể, doanh nghiệp sẽ biết được kênh tiếp thị nào đang hoạt động hiệu quả và kênh nào không hiệu quả. Điều này là nhờ việc xác định kênh tiếp thị thích hợp  vai trò vô cùng lớn đối với việc quyết định hướng đi nhằm tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

Tiết kiệm chi phí Marketing
Marketing tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và tăng doanh số cao. Đối với những doanh nghiệp vẫn còn đang băn khoăn việc cần phân bổ nguồn kinh phí cho các chiến lược marketing như thế nào nhằm mang lại hiệu quả cao nhất thì việc áp dụng các chiến lược Marketing tổng thể được xem là phương án tốt nhất mà mỗi doanh nghiệp nên tiến hành. Ngoài ra, việc phân bổ nguồn kinh phí vào những chiến lược tiếp thị hiệu quả cũng sẽ mang đến hình ảnh thương hiệu tốt hơn đối với doanh nghiệp, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí cũng như tăng doanh số một cách hiệu quả.

Nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp
Marketing tổng thể giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt trong lòng khách hàng. Khi doanh nghiệp xây dựng được một kế hoạch Marketing tổng thể và tầm nhìn chiến lược tốt thì nhất định doanh nghiệp sẽ phát triển vững mạnh. Ngoài ra, nếu thương hiệu của doanh nghiệp bạn được marketing đúng hướng  sẽ có sức lan truyền tốt hơn cũng như được mọi người chú ý tới.

Cấu phần chính của một chiến lược marketing tổng thể

Để phân khúc hiệu quả trong STP thông thường sẽ dựa trên các yếu tố như:

Tính đo lường được (Measurability): Doanh nghiệp phải có khả năng định vị và đo chính xác kích thước phân khúc mình lựa chọn. Xác định mức lợi nhuận, cầu và sức mua của phân khúc đó

Tính khả năng tương tác (Accessibility): Doanh nghiệp phải có đủ khả năng kết nốigiao tiếp với những người trong phân khúc mục tiêu.

Tính bền vững (Sustainability): Xem xét phân khúc thị trường mục tiêu có sinh lợi cao và mang lại lợi ích lâu dài so với những phân khúc khác hay không.

Tính cạnh tranh (Actionability): Doanh nghiệp bạn có khả năng tiếp cận thị trường và có khả năng cạnh tranh được với những đối thủ trong phân khúc khác không.

Một số phương pháp khác doanh nghiệp nên áp dụng khi xác định thị trường mục tiêu bao gồm:

  • Tập trung tất cả các nguồn lực vào một phân đoạn thị trường cụ thể được doanh nghiệp cho là có ưu thế.
  • Chọn lọc một số phân khúc thị trường cụ thểthích hợp với mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.
  • Xác định một thị trường mục tiêu duy nhất và kết hợp nhiều chiến lược với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu cho thị trường này.
  • Bao phủ toàn thị trường với những chiến lược Marketing không giới hạn.

Có ba yếu tố chính để bạn  được lợi thế cạnh tranh khi định vị thương hiệu gồm:

  • Định vị biểu tượng: Tạo lòng tin với khách hàng bằng hình ảnh  tính biểu tượng của thương hiệu.
  • Định vị lợi ích: Giải quyết nhu cầu của khách hàng và trao cho họ các giá trị thực.
  • Định vị cảm xúc: Chú trọng đến những cảm nhận mà khách hàng có với sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn.
  • Định vị cảm xúc thành công nhất là khi có sự phối hợp của cả ba yếu tố. Đây là một điều bạn phải đặc biệt chú ý khi áp dụng chiến lược STP Marketing đối với thương hiệu của mình.

Tầm ảnh hưởng của chiến lược STP với doanh nghiệp là gì?

STP Marketing là chiến lược  nhiều thương hiệu lớn quan tâm. Vậy STP Marketing  ý nghĩa như thế nào đối với các doanh nghiệp, hãy tìm hiểu nhé!

Nắm  ưu thế cạnh tranh so với khách hàng
Doanh nghiệp xác định  phân khúc thị trường của doanh nghiệp sẽ có ưu thế vượt trội hơn so với các doanh nghiệp không có nhóm khách hàng mục tiêu.

Xác định  thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ dễ áp dụng những chiến lược marketing phù hợp nhằm quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, qua đó gây nên ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng.

Ổn định lợi nhuận cho doanh nghiệp
Ngày nay, doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy, muốn có lượng khách hàng đem lại lợi nhuận cao, mọi doanh nghiệp điều cần phải có các chiến lược thích hợp. Chiến lược STP là một hình thức rất đáng quan tâm với khả năng xác định đúng phân khúc khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được nguồn khách hàng lớn cho doanh nghiệp và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp của mình.

Lập những chiến lược Marketing thích hợp
Xác định được phân khúc và mục tiêu thị trường để doanh nghiệp có thể xây dựng, thiết kế, đưa ra các chiến lược Marketing thích hợp với thị trường và mục tiêu mà họ hướng đến.

02. Chiến Lược Thương Hiệu

Cách doanh nghiệp của bạn có thể tìm được tiếng nói riêng và kể câu chuyện của mình
Các nhà lãnh đạo và doanh nhân hiểu rằng một chiến lược thương hiệu thành công có thể giúp họ xác định doanh nghiệp của họ và lập kế hoạch cho phép họ kết nối với người tiêu dùng. Bằng cách tạo ra và tuân thủ một chiến lược thương hiệu liên tục, các doanh nghiệp có thể chia sẻ câu chuyện của họ với người tiêu dùng và nổi bật bằng một tiếng nói đặc biệt.
Những điều cơ bản của chiến lược thương hiệu là gì?
Trong khi logo, tên và diện mạo của thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định một doanh nghiệp, thì chiến lược thương hiệu lại vượt ra ngoài nội dung sáng tạo trực quan này và trở thành hệ tư tưởng chủ đích của thương hiệu. Các yếu tố của một chiến lược thương hiệu thành công nên bao gồm cân nhắc kỹ lưỡng về điều gì tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu và câu chuyện mà thương hiệu đó muốn truyền đạt tới người tiêu dùng.

Các yếu tố này bao gồm:

  • Mục đích
  • Sứ mệnh
  • Bản sắc
  • Giá trị
  • Câu chuyện
  • Tính độc đáo
  • Cảm xúc
  • Giao tiếp bằng video, hình ảnh

Làm thế nào để bạn xây dựng một chiến lược thương hiệu?

  • Xác định thương hiệu của bạn: Định hình chiến lược xây dựng thương hiệu xuất phát từ mục tiêu doanh nghiệp, chiến lược gắn liền sản phẩm, chiến lược đầu tư và kế hoạch tài chính
  • Phân tích Ma trận SWOT
  • Đặt tên logo, thương hiệu, thông điệp truyền thông
  • Vạch kế hoạch xây dựng và quản trị thương hiệu
  • Hiểu rõ đối tượng của bạn
  • Phát triển kiểu trình bày trực quan của thương hiệu của bạn
  • Kể câu chuyện thương hiệu của bạn
  • Hãy linh hoạt và sẵn sàng thay đổi

03. Chiến Lược Marketing Mix

Chiến lược marketing mix là một trong những chiến lược cơ bản mà mỗi doanh nghiệp cần phải xem xét kĩ lưỡng và tiến hành một cách đúng đắn nhằm mục đích đưa ra những chiến lược marketing thành công đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ.

4P trong chiến lược marketing mix gồm: sản phẩm (product), giá cả (price), khuyến mãi (promotion) và địa điểm (place).

Nó gồm thông tin các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược marketing sản phẩm. Trong đó gồm:

  • Mong muốn của khách hàng
  • Cách sản phẩm, dịch vụ thoả mãn yêu cầu khách hàng
  • Cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ
  • Lợi thế cạnh tranh
  • Cách thương hiệu giao tiếp với khách hàng.

Kể từ khi chiến lược marketing mix xuất hiện vào những năm 1950, các chữ P mở rộng hơn đã được bổ sung vào bên cạnh 4 chữ P gốc, gồm: con người (people), quy trình (process) và cơ sở vật chất hữu hình (physical evidence).

Mô hình 7P trong chiến lược Marketing Mix

Process (Quy trình): quy trình và hệ thống tổ chức hoạt động trong công ty có ảnh hưởng đến quá trình Marketing của toàn bộ công ty.
People (Con người): Nhân viên, đại diện thương hiệu của công ty, người trực tiếp gặp gỡ và trao đổi công việc với khách hàng đại chúng.
Physical evidence (Bằng chứng quang học): những yếu tố trưng bày bên trong của cửa hàng bao gồm: không gian cửa hàng, biển hiệu quảng cáo của cửa hàng, đồng phục làm việc của nhân viên, . ..

Hình ảnh đào tạo TL ACADEMY vởi Cố Vấn Chiến Lược – Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân

 

Dịch vụ Marketing trọn gói Digital Marketing Top 1 – TL Academy chuyên cố vấn chiến lược Marketing Toàn Diện chủ doanh Nghiệp, Đào Tạo Marketing: Brand – Trade – Digital Marketing, lập kế hoạch Marketing, xử lý khủng hoảng truyền thông, xây dựng và định vị đỉnh cao trong tâm trí khách hàng

Xem thêm

ứng dụng AI trong kinh doanh

Ứng dụng AI trong Kinh doanh Trong kỷ nguyên số...

Big Data là gì? Ứng dụng Big Data trong Sale và Marketing

Big Data là gì? Ứng dụng Big Data trong...

ERP là gì?

ERP là gì? ERP (Enterprise Resource Planning) là một hệ...

CRM là gì?

CRM là gì? CRM (viết tắt của Customer Relationship Management) là...

Kinh Doanh hiện đại marketing công nghệ

Kinh Doanh hiện đại marketing công nghệ Trong thời kỳ...