5M trong Marketing

HomeUncategorized5M trong Marketing

5M trong marketingtừ viết tắt của 5 từ tiếng Anh Mission – sứ mệnh/nhiệm vụ, Message – thông điệp truyền đạt, Media – phương tiện truyền thông, Money – ngân sách và Measurement – phản hồi. Mỗi một từ đại diện cho một yếu tố quyết định đến thành công của một chiến dịch quảng cáo và mang đến khoản thu nhập khổng lồ cho doanh nghiệp của mình

Mô hình 5M trong marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp tránh được những lãng phí không cần thiết do mục tiêu truyền thông, thông tin đến khách hàng không rõ ràng và không để lại được ấn tượng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

Quảng cáo đang trở thành một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay. Bởi vậy, việc hiểu về quảng cáo cùng những thuật ngữ liên quan trong quảng cáo là một việc vô cùng cần thiết. Bài viết hôm nay xin chia sẻ với các bạn nguyên tắc 5M trong quảng cáo (Mission, Message, Media, Money, Measurement). Hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu được muốn làm ra một quảng cáo tốt người ta phải mất bao nhiều công

Lương Hồ Trân  giải thưởng chuyên gia Marketing xuất sắc Việt Nam

Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân phỏng vấn truyền hình HTV9

Mô hình 5M trong quảng cáo gồm các yếu tố nào?

1. Mission (Nhiệm Vụ)

Yếu tố đầu tiên của nguyên tắc 5M trong quảng cáo là Mission (Nhiệm vụ). Quảng cáo có rất nhiều nhiệm vụ trong đó có 3 nhiệm vụ chính:

  • Informative: Nhiệm vụ cung cấp thông tin
  • Persuasive: Nhiệm vụ thuyết phục
  • Reminder: Nhiệm vụ nhắc nhở

Ví dụ:

  • Gia tăng nhận diện cho một sản phẩm mới của doanh nghiệp
  • Thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp
  • Liên tục gợi nhắc, kích thích khách hàng nhớ thương hiệu
  • Thay đổi cảm nhận của khách hàng đối với một sản phẩm cụ thể
  • Cung cấp thêm thông tin cho chương trình quảng bán
  • Nhà quảng cáo dựa trên nhiệm vụ thực tế để thiết lập kế hoạch triển khai chiến dịch phù hợp.

Đối với những sản phẩm mới hoặc được nâng cấp, quảng cáo có nhiệm vụ cung cấp thông tin giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

Khi khách hàng đã hiểu  sản phẩm/dịch vụ, quảng cáo tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thuyết phục khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự.

Nhiệm vụ thứ ba là quảng cáo nhắc nhớ thương hiệu để củng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.

2. Message (Thông điệp)

Trong chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp, nếu bạn là người đứng đầu bạn sẽ đặc biệt cần quan tâm đến những thông điệp mà sản phẩm/dịch vụ ấy đem đến cho khách hàng bởi vì chúng sẽ gắn liền với cả quá trình sản phẩm/dịch vụ được sản xuất cho đến tay người tiêu dùngthậm chí đến khi sản phẩm ấy không còn được doanh nghiệp sản xuất nữa. Đôi khi thông điệp sản phẩm/dịch vụ sẽ gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng, bởi khi nhắc về thông điệp của sản phẩm/dịch vụ người tiêu dùng sẽ lập tức ghi nhớ về thương hiệu ấy.

Ví dụ như: Just Do It của Nike, Connecting People của Nokia, . ..

Hoặc thông điệp cũng có thể là hình ảnh như hình ảnh người đàn ông thành công, hình ảnh gia đình. ..

3. Media (Phương Tiện)

Sau khi có những bước trên chúng ta bắt đầu chọn kênh truyền thông. Việc làm ra một quảng cáo hay đã khó, việc chọn được một kênh chạy quảng cáo hiệu quả càng khó khăn hơn nữa. Hiện nay có khá nhiều kênh để chạy quảng cáo: TVC, Radio, Social, Billboard, Print Ads, Online Banner. ..

Việc chọn một phương tiện truyền thông sẽ phụ thuộc vào mức độ nhận diện của kênh, sở thích của người dùng, số tiền phải chi ra để có được một lần hiển thị/tương tác. Ví dụ bạn muốn  1000 người mua quảng cáo trên TV, bạn cần 1000 lần hiển thị. Nhưng muốn làm người xem nghĩ về quảng cáo thì họ cần xem quảng cáo tối thiểu 3 lần. Vậy nghĩa là bạn cần ít nhất 3000 lần hiển thị. Và chỉ có 1/3 số người coi TV xem được quảng cáo trong khi số còn lại rời kênh, cúp máy hoặc làm việc khác. Cuối cùng bạn cần thêm 9000 lần hiển thị. Rồi tính số tiền bỏ ra. Thường  khâu này client và agency sẽ làm việc cùng với nhau rồi chọn ra những kênh thích hợp. Và điều quang trọng nhất đó là chi phí.

4. Money (Ngân sách)

Vấn đề  công ty thường quan tâm nhất đó là ngân sách. Khi agency quảng cáo tung ra một proposal “không phải dạng vừa đâu” với một chiến lược có thể cưa đổ tất cả khách hàng. Nhưng nếu ngân sách không cho phép, client sẽ yêu cầu agency tìm cách cắt giảm chi phí xuống. Chiến lược quảng cáo có tốt tới mấy cũng không  tiền làm vẫn không thực hiện được. Nhưng cũng có những quảng cáo không mất nhiều tiền nhưng đem lại hiệu quả cao về sản phẩm. Tóm lại client phải làm rõ ràng chi phí với agency. Và tuỳ theo chi phí quảng cáo mà agency sẽ đưa ra những chiến dịch thích hợp

5. Measurement (Đánh giá, đo lường)

Có chiến dịch quảng cáo, có truyền thông và “mất tiền” ít nhất cũng phải đem đến được cho doanh nghiệp những kinh nghiệm từ các đánh giá, lời nhận xét của khách hàng, xem họ có hài lòng không, sản phẩm của doanh nghiệp có so sánh được với đối thủ không, doanh nghiệp có cần thay đổi gì không? … Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có được nguồn thông tin hữu ích giúp đánh giá hiệu quả truyền thông và hiệu quả kinh doanhlàm bước tiền đề giúp các chiến dịch quảng cáo về sau này thành công hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên tắc 5M và tầm quan trọng mô hình 5M trong quảng cáo cũng như giải thích cụ thể các yếu tố cấu thành nguyên tắc trên. Xin cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết “Trong quảng cáo 5M là gì?”

5M trong quản trị doanh nghiệp

Mô hình 5m là thuật ngữ sử dụng để mô tả phương pháp quản trị điều hành trong các doanh nghiệp. Trong đó, 5m được ghép bởi 5 chữ cái đầu tiên của 5 yếu tố sau:

  • Manpower – Nhân lực
  • Money – Tiền
  • Material – Chất liệu
  • Machines – Máy móc
  • Method – Phương pháp

Ngoài ra, người ta cũng hiểu 5m gồm các yếu tố như:

  • Material: Vật liệu, linh kiện
  • Machine: Máy mócdụng cụ
  • Method: Phương pháp, thuật toán
  • Man: Người thực hiện
  • Measurement: Kiểm tra, đánh giá
  • Mô hình 5m được đánh giá cao bởi đảm bảo được tính ổn định trong hoạt động sản xuất, đảm bảo quy luật cung cầu trên thị

Ví dụ về mô hình 5M của các doanh nghiệp lớn

Mô hình 5M được áp dụng trong quảng cáo của tập đoàn Coca Cola gồm: Nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế và khách hàng.

Cuộc đua giành thị phần và quyền kiểm soát giá cả trong lĩnh vực sản xuất nước ngọt có ga giữa Pepsi và Coca Cola diễn ra với sự kịch liệt. Từ quy mô, sản phẩm, cho đến chiến lược tiếp thị của hai công ty này, đều rất tương tự nhau.

Mô hình truyền thông của chuỗi siêu thị điện máy xanh luôn mang tính sáng tạo cao và gây”ấn tượng sâu sắc”cho khán giả. Doanh nghiệp này thông qua các kênh quảng cáo như Youtube, fanpage, kênh truyền hình và roadshow để tiếp cận khách hàng.

Hơn nữa, bạn cũng có thể xem xét mô hình 5M áp dụng vào việc quảng cáo của công ty true milk hay Vinamilk. Khi bạn phân tích một cách tỉ mỉ Mô hình 5M trong lĩnh vực tiếp thị của các doanh nghiệp này, bạn sẽ có thể áp dụng một chiến lược quảng cáo phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Trong chiến lược quản lý 5M, không có yếu tố nào quan trọng hơn cả.

Nói chung, cả 5 yếu tố trong Mô hình 5M đều đóng vai trò quan trọng. Đồng thời, những yếu tố này phải được kết hợp đầy đủ để mang lại hiệu suất quản lý tối ưu nhất cho quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên, yếu tố Manpower (nhân lực) – nguồn nhân lực là không thể thiếu và cũng là bộ não để kết nối hoàn hảo 4 yếu tố còn lại.

Những yếu tố tác động đến quá trình lên kế hoạch quảng cáo theo mô hình 5M

Ngoài 5 yếu tố chính cấu thành nên Mô hình 5M của doanh nghiệp thì mô hình 5m cũng bị ảnh hưởng từ những yếu tố như:

Môi trường
Là các yếu tố vềđộ ẩm, điều kiện thời tiết, . .. Những yếu tố này tưởng không liên quan nhưng cũng có ảnh hưởng không ít trong quá trình sản xuất như chất lượng, số lượng sản phẩm, hàng hoá.

Chúng cũng  ảnh hưởng đến hoạt động của máythiết bị và dây chuyền trong từng trường hợp cụ thể.

Yếu tố gián tiếp từ việc quản lý của các cấp lãnh đạo
Quá trình điều hành và sản xuất sẽ thay đổi theo sự điều hành các cấp lãnh đạo. Kết quả là chất lượng và số lượng của sản phẩm được làm ra cũng sẽ khác với quỹ đạo ban đầu.

Do đó, trên thực tế, nhiều quá trình sản xuất bị ảnh hưởng xấu do ý muốn chủ quan của người lao động.

Hình ảnh đào tạo TL ACADEMY vởi Cố Vấn Chiến Lược – Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân

 

 

Dịch vụ Marketing trọn gói Digital Marketing Top 1 – TL Academy chuyên cố vấn chiến lược Marketing Toàn Diện chủ doanh Nghiệp, Đào Tạo Marketing: Brand – Trade – Digital Marketing, lập kế hoạch Marketing, xử lý khủng hoảng truyền thông, xây dựng và định vị đỉnh cao trong tâm trí khách hàng

 

Xem thêm

ứng dụng AI trong kinh doanh

Ứng dụng AI trong Kinh doanh Trong kỷ nguyên số...

Big Data là gì? Ứng dụng Big Data trong Sale và Marketing

Big Data là gì? Ứng dụng Big Data trong...

ERP là gì?

ERP là gì? ERP (Enterprise Resource Planning) là một hệ...

CRM là gì?

CRM là gì? CRM (viết tắt của Customer Relationship Management) là...

Kinh Doanh hiện đại marketing công nghệ

Kinh Doanh hiện đại marketing công nghệ Trong thời kỳ...