Balanced Scorecard (BSC) Là Gì? Mô hình Thẻ điểm cân bằng

HomeBlogBalanced Scorecard (BSC) Là Gì? Mô hình Thẻ điểm cân bằng

Balanced Scorecard (BSC) Là Gì? Mô hình Thẻ điểm cân bằng

Thẻ điểm cân bằng BSC là gì?

khá nhiều thuật ngữ có thể giải đáp khái niệm BSC là gì đối với những nhà quản lý lâu năm  những startups. Định nghĩa chung về BSC như sau:

Thẻ điểm cân bằng Balanced Scorecard (BSC) là một hệ thống quản lý được sử dụng nhằm theo dõi việc quản lý chiến lược của một tổ chức. Hệ thống BSC dựa trên sự cân bằng giữa những yếu tố dẫn đầu và cuối cùng được gọi là động lực và kết quả của những mục tiêu doanh nghiệp.

Khi được sử dụng theo khung thẻ điểm cân bằng, những chỉ số quan trọng nhất sẽ cho nhà quản lý nhận biết được doanh nghiệp có đang đi đúng hướng hay có thể đạt được mục tiêu đạt ra từ trước hay không.

Vậy công dụng và lợi ích của thẻ điểm cân bằng BSC là như thế nào?

Sử dụng khung thẻ điểm cân bằng mang đến những lợi ích to lớn đối với nhà quản lý và doanh nghiệp sau:

  • Mô tả chiến lược của doanh nghiệp
  • Đo lường chiến lược của doanh nghiệp
  • Theo dõi những thay đổi doanh nghiệp đang thực hiện nhằm đo lường kết quả của mình.

Lương Hồ Trân  giải thưởng chuyên gia Marketing xuất sắc Việt Nam

Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân phỏng vấn truyền hình HTV9

Doanh nghiệp sử dụng BSC thế nào?

Thẻ điểm cân bằng mang đến cho những nhà quản lý và các nhân viên cấp cao trong mỗi tổ chức một cái nhìn cân bằng hơn đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Thẻ điểm cân bằng là một hệ thống quản lý và hoạch định chiến lược được các tổ chức sử dụng nhằm:

  • Truyền đạt những điều họ đang cố thực hiện
  • Sắp xếp công việc hàng ngày của từng cá nhân được hoạch định bằng chiến lược
  • Ưu tiên những công việc, sản phẩm và dịch vụ
  • Đo lường và theo dõi tiến độ hướng tới những mục tiêu chiến lược

Thẻ điểm cân bằng giúp xác định các yếu tố của bức tranh chiến lược, bao gồm:

  • Sứ mệnh (mục tiêu của bạn), tầm nhìn chung (điều  bạn muốn)
  • Các giá trị khác (những điều bạn muốn)
  • Phạm vi thị trườngkhả năng tiếp cận và nguồn lực chiến lược
  • Các mục tiêu chiến lược (hoạt động cải thiện thường xuyên)
  • Chỉ tiêu hiệu suất trọng yếu – KPI
  • Sáng kiến hành động (dự án giúp bạn đạt được mục tiêu).

Tại sao mỗi doanh nghiệp cần phải có Balanced Scorecard?

Nó được tạo ra nhằm giúp mỗi doanh nghiệp đo lường hiệu quả hoạt động của họ, không những thông qua con mắt tài chính sử dụng doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà còn hơn thế nữa. BSC trình bày một quan điểm cân bằng cũng có xét đến những quan điểm khác về thành công.

Thẻ điểm cân bằng đã giải quyết hiệu quả những nhược điểm của các chỉ số tài chính mang tính chất ngắn hạn và phản ánh kết quả quá khứ thông qua việc sử dụng những thước đo là động lực phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

BSC đề xuất rằng chúng ta phải phân tích một tổ chức theo 4 khía cạnh và thiết lập một hệ thống đo lường, thu thập những thông tin và phân tích dữ liệu theo mối tương quan giữa các khía cạnh với nhau: Tài chính, Học tập  Phát triển, Quy trình nội bộ doanh nghiệp và Khách hàng.

Bốn khía cạnh trên tạo thành nên một khuôn khổ về Thẻ điểm cân bằng sắp xếp theo nguyên tắc quan hệ nhân quả, qua đó khẳng định một kết quả tài chính tốt và bền vững phụ thuộc vào sự thoả mãn của khách hàng, sự thoả mãn của khách hàng phụ thuộc vào khả năng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu khách hàng.

Điều này cũng phụ thuộc đến hiệu quả và việc thực hiện các quy trình nội bộ doanh nghiệp và hiệu quả thực hiện các quy trình nội bộ doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng phát triển kiến thức, kỹ năng của đội ngũ nhân sự, năng lực tổ chức, năng lực truyền thông.

Các hoạt động trên được trình bày trong từng mục tương ứng với những điều kiện, đối tượng và mục tiêu đã nêu nhằm thu thập và phân tích thông tin. Các hoạt động sau đó có thể được đo lường và phân tích đúng cách.

Phân tích cơ bản về khung thẻ điểm cân bằng BSC

Trong suốt quá trình tạo ra BSC, Norton và Kaplan nhận ra rằng mỗi doanh nghiệp cần khởi đầu với việc thiết lập mục tiêu. BSC gợi ý các doanh nghiệp cần nhìn nhận tổ chức từ bốn góc độ khác nhau để phát triển những mục tiêu, đo lường (KPI), mục tiêu và sáng kiến giao liên ảnh hưởng bởi những quan điểm đó.

Vậy cụ thể những yếu tố quan trọng trong BSC là gì? 4 yếu tố chính cần có trong thẻ điểm cân bằng BSC gồm:

Mục tiêu tài chính hoặc Quản lý (Financial goals)

Những mục tiêu tài chính sẽ có ảnh hưởng đối với hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Mục tiêu của khách hàng (Customer/Stakeholder)

Điều gì là cần thiết với khách hàng doanh nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đối với tài chính của doanh nghiệp.

Mục tiêu của quy trình (Internal Process)

Doanh nghiệp cần thực hiện tốt các quy trình và nhiệm vụ cụ thể trong nội bộ để đáp ứng mục tiêu của khách hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

Mục tiêu về tổ chức (Đào tạo và phát triển)

Doanh nghiệp cần có các quy trình, văn hoá và giá trị cốt lõi trong nội bộ để thực hiện quy trình nhằm làm khách hàng hài lòng. Những điều này có ảnh hưởng lớn đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Theo thời gian, khái niệm về bản đồ chiến lược đã được hình thành. Khung thể điểm cân bằng là một bản đồ thể hiện tổng quan các thẻ điểm của doanh nghiệp. Nó có khả năng thể hiện mối quan hệ giữa 4 khía cạnh mục tiêu trong một bức tranh ngắn gọn.

Cách sử dụng thẻ điểm cân bằng BSC là như thế nào?

Thẻ điểm cân bằng nên được sử dụng thế nào là câu hỏi được khá nhiều nhà quản lý và ban lãnh đạo của mỗi doanh nghiệp thắc mắc.

Thẻ điểm cân bằng thông thường được sử dụng nhiều nhất theo 3 cách dưới đây.

3 cách sử dụng thẻ điểm cân bằng hiệu quả nhất

Đưa chiến lược của tổ chức thành thực

Sau đó, mọi người trong doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược này để đưa ra quyết định trong toàn bộ tổ chức.

Truyền đạt được chiến lược trong toàn bộ tổ chức

Với cách sử dụng BSC này doanh nghiệp cần sử dụng bản đồ chiến lược. Doanh nghiệp sẽ in bản đồ chiến lược và sử dụng nó làm phương tiện giao tiếp giữa các nhân viên, giao tiếp truyền thông nội bộ, chia sẻ trên các trang blog hoặc giao tiếp với các đối tác kinh doanh, . ..

Theo dõi hiệu suất chiến lược

Hình thức sử dụng này sẽ được thực hiện qua những báo cáo hàng tháng, hàng quý và cả năm.

Đối tượng, doanh nghiệp nào nên sử dụng thẻ điểm cân bằng BSC?

BSC là gì và thích hợp với những đối tượng, doanh nghiệp nào? Thực tế đã chứng minh rằng thẻ điểm cân bằng thích hợp với hầu hết các ngành nghề  lĩnh vực bao gồm: Tổ chức kinh doanh  lợi nhuận, phi lợi nhuận; Chính phủ; Doanh nghiệp, đơn vị chăm sóc sức khoẻ và những tổ chức khác, cũng như những tổ chức  mọi quy mô.

Thông thường, đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp hay các tổ chức sẽ sử dụng thẻ điểm cân bằng ở cấp hành chính hoặc cấp phòng, ban.

Một trong các chìa khoá giúp có được một thẻ điểm hiệu quả chính là khả năng lãnh đạo thông minh. Để BSC hoạt động trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo phải đổi mới cách quản lý nhân sự. Doanh nghiệp cần hoàn thành các báo cáo KPI mỗi tuần hoặc các cuộc họp lãnh đạo mỗi tuần và thêm bất kỳ chiến lược quản lý nào vào thẻ điểm của mình.

Lưu ý: Thẻ điểm cân bằng giúp nhà quản lý truyền đạt rõ ràng hơn chiến lược của mình. Để thẻ điểm có hiệu quả, nhà quản lý cần có khả năng thực hiện chiến lược thông qua quản lý, đưa ra quyết định đúng đắn, đo lường và triển khai chiến lược.

Các tuỳ chọn giúp theo dõi thẻ điểm cân bằng BSC là gì?

Để theo dõi “thẻ điểm cân bằng” các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều công cụ như Excel, PowerPoint tới nhiều phần mềm công cụ kinh doanh khác dành riêng cho thẻ điểm.

Các ứng dụng Microsoft Office (Excel hoặc PowerPoint)

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Excel hoặc PowerPoint trong thẻ điểm cân bằng BSC là gì?

Ưu điểm:

  • Có thể được quản lý dễ dàng bởi từng người.
  • Có thể được tuỳ biến nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể của nhóm điều hành.
  • Mỗi yếu tố có thể được thực hiện đúng theo yêu cầu.

Hạn chế:

  • Khó quản lý từ kỳ báo cáo này sang kỳ báo cáo khác.
  • Khó để theo dõi phiên bản, bởi vì nếu những nhà quản lý khác nhau không có phiên bản
  • mới nhất, họ có thể xem những số liệu khác nhau trong báo cáo của mình.

Làm thế nào bạn xây dựng Thẻ điểm cân bằng cho doanh nghiệp?

Bản chất Thẻ điểm cân bằng là một mẫu biểu có cấu trúc chặt chẽ, bạn chỉ cần điền các thông tin của doanh nghiệp vào mẫu này.

Bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990, đến nay BSC đã 30 năm tuổi đời và được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng.

Từ đó đến nay, đã có nhiều biến thể về mẫu Thẻ điểm, hình vẽ dưới đây là mẫu cốt lõi nhất để bạn ứng dụng.

Quy trình xây dựng Thẻ điểm cân bằng, cơ bản gồm 4 bước:

1. Thiết lập Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chiến lược là tuyên bố về những kỳ vọng mà doanh nghiệp đang cố gắng đạt được. Đây là những mục tiêu cấp cao của công ty.

Tùy theo quy mô của doanh nghiệp, một thẻ điểm cân bằng có thể chứa từ 5 – 24 mục tiêu. Việc giới hạn số lượng mục tiêu chiến lược rất quan trọng, bởi nó giúp doanh nghiệp của bạn tập trung nguồn lực vào những gì quan trọng nhất.

2. Thước đo KPI

KPI (chỉ số hiệu suất chính) là một yếu tố quan trọng của bất kỳ hệ thống Quản lý hiệu suất hoặc Thực thi chiến lược nào.

KPI chính là thước đo (bằng con số) phản hồi cho bạn biết liệu mục tiêu có đạt được hay là không? Chúng tôi khuyến nghị bạn chỉ nên xây dựng từ 1 – 3 KPI cho một mục tiêu chiến lược.

3. Mục tiêu hiệu suất

Bạn có thể bối rối khi thấy có 2 cột mục tiêu trong Thẻ điểm cân bằng, đó là “mục tiêu chiến lược” và “mục tiêu hiệu suất”.

Mục tiêu chiến lược như bạn đã đọc ở phần trên, còn mục tiêu hiệu suất chính là mục tiêu cho từng KPI.

Ví dụ: KPI là “Doanh thu”, thì mục tiêu hiệu suất theo KPI có thể là “Doanh thu đạt 325 tỷ”. Sự khác nhau căn bản là: Mục tiêu hiệu suất là một con số, mục tiêu chiến lược thì không (nó chỉ là chữ viết).

4. Sáng kiến

Sáng kiến là các ý tưởng để thực hiện mục tiêu. Sáng kiến thường được cụ thể hóa thành các dự án với các mốc thời gian và ngân sách cụ thể.

Cuối cùng, sau khi điền đầy đủ các thông tin, Thẻ điểm cân bằng của bạn nhìn sẽ như thế này:

Mục tiêu chiến lược KPI Mục tiêu hiệu suất Sáng kiến
Tài chính Tăng trưởng doanh thu đột phá Doanh thu 235 (tỷ) Mở rộng kênh bán lẻ
Khách hàng Khiến khách hàng hài lòng hơn với dịch vụ tuyệt hảo Điểm NPS (chỉ số đo lường sự trung thành của khách hàng) 90% VoC (Voice of Customer) – Quản lý phân tích tiếng nói của khách hàng
Quy trình Giao hàng nhanh nhất Thời gian giao hàng tiêu chuẩn 3 (h) Ứng dụng công nghệ vào quy trình giao hàng
Học tập và Phát triển Xây dựng đội ngũ bán hàng xuất sắc % sale đạt điểm năng lực tiêu chuẩn 85% Triển khai chương trình đào tạo bộ năng lực chuẩn cho sale

Ví dụ điển hình về ứng dụng thành công Thẻ điểm cân bằng BSC

Một ví dụ minh họa về cách công ty Rockwater đã sử dụng Thẻ điểm cân bằng, để kết hợp chiến lược và các biện pháp hiệu suất (KPI), nhằm tạo ra sự đột phá về hiệu suất.

Rockwater – một công ty hàng đầu thế giới về kỹ thuật và xây dựng dưới nước, biết rằng thị trường bắt đầu có những thay đổi lớn, mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và nhiều công ty đã phải rời khỏi ngành.

Ngoài ra, trọng tâm của cạnh tranh đã thay đổi. Nhóm khách hàng chính của họ (các công ty dầu khí) muốn phát triển quan hệ đối tác lâu dài với các nhà cung cấp chất lượng – thay vì chọn các nhà cung cấp dựa trên giá rẻ như trước đây.

Cuối năm 1989, Rockwater chiêu mộ Norman Chambers về làm CEO. Ông cùng đội ngũ quản lý cấp cao và các chuyên gia tư vấn đã phát triển một tầm nhìn mới:

Trở thành công ty dẫn đầu trong việc cung cấp các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và chất lượng cho khách hàng.

Norman Chambers và các cộng sự cùng nhau xác định 5 yếu tố quyết định thành công của Rockwater, đó là:

  • Dịch vụ vượt qua sự mong đợi và nhu cầu của khách hàng
  • Mức độ hài lòng của khách hàng cao
  • Độ tin cậy của thiết bị an toàn cao và khả năng đáp ứng
  • Nhân viên chất lượng cao
  • Hiệu quả chi phí và hiện thực hóa các kỳ vọng của cổ đông

Bước tiếp theo trong mô hình Thẻ điểm cân bằng BSC là các mục tiêu chiến lược của Rockwater phải được chuyển hóa thành các mục tiêu hiệu suất (KPI) và kế hoạch hành động rõ ràng.

The diem can bang bsc pdf, The diem can bang bsc review, The điểm cân bằng PDF, bsc là công ty gì, The điểm cân bằng của FPT, BSC the điểm cân bằng, Thẻ điểm cân bằng của TH True Milk, The điểm cân bằng của Nestlé,

 

Liên hệ ngay Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân để được cố vấn chiến lược Marketing Thế Hệ Mới hiệu quả. Làm sao để tối ưu được ngân sách quảng cáo, nhân sự marketing vẫn tăng Doanh Thu và Lợi Nhuận một cách hiệu quả & bền vững.

“Thành công của Khách hàng là thành công của TL Academy”

Ngoài ra, TL Academy phát triển hệ sinh thái ngành Luật “Công Ty Luật TL Law” tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Doanh nghiệp, nhà đất, ly hôn, thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng

Xem thêm

Địa chỉ nha khoa trẻ em an toàn, hiện đại, chuyên nghiệp

Platinum Dental là một phòng khám nha khoa trẻ...

Hé Lộ Một Số Thông Tin Về Dự Án The Matrix Premium Mễ Trì

Dự án The Matrix Premium Mễ Trì đang thu...

Khóa học IT Comtor có dành cho người chỉ có tiếng Nhật?

Các dự án IT tiếng Nhật tại Việt Nam...

Trồng răng cửa hết bao nhiêu tiền?

Việc mất răng cửa không chỉ ảnh hưởng đến...

ứng dụng AI trong kinh doanh

Ứng dụng AI trong Kinh doanh Trong kỷ nguyên số...