Chiến lược Marketing được xây dựng và triển khai hiệu quả sẽ mang đến sự thành công to lớn cho doanh nghiệp. Sự thành công này vừa tác động đến doanh nghiệp đồng thời ảnh hưởng đến thị trường, khách hàng cũng như vị thế của thương hiệu trong một thị trường.
Chiến lược Marketing là gì?
Marketing là một trong các hoạt động được chú ý nhiều nhất hiện nay. Marketing cũng đã xuất hiện trong nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, góp phần đẩy mạnh sự phát triển và cạnh tranh của thương hiệu, doanh nghiệp cũng như sản phẩm và dịch vụ trên thị trường.
Chiến lược Marketing hoàn chỉnh là kết quả của việc lập và xây dựng kế hoạch triển khai những hoạt động Marketing hoàn chỉnh theo một giai đoạn với mục tiêu chính là quảng bá, tiếp thị những hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ ra thị trường người tiêu dùng để thúc đẩy khả năng mua hàng, tìm kiếm và nhận diện thương hiệu trên thị trường.
Một chiến lược Marketing thành công là tận dụng hiệu quả các nguồn lực và ngân sách của một doanh nghiệp, thương hiệu nhằm mang đến hiệu quả tiếp thị tối ưu và tăng trưởng về doanh thu bán hàng của sản phẩm, dịch vụ.
Các loại chiến lược Marketing cơ bản
Chiến lược Marketing mix
Chiến lược Marketing mix là sự tổng hợp từ 4 yếu tố P chủ chốt mà doanh nghiệp đang hướng đến. Do đó, chiến lược này cũng có tên gọi khác là chiến lược 4 P ’ s.
Cụ thể, 4 yếu tố của chiến lược Marketing Mix bao gồm:
1) Product hay Sản phẩm: Nghiên cứu và tận dụng các ưu thế nổi trội của từng sản phẩm, dịch vụ trong một thương hiệu, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khả năng mua hàng của những đối tượng mục tiêu.
2) Price hay Giá: Nghiên cứu và tận dụng những lợi thế về giá của sản phẩm, dịch vụ nhằm định giá hợp lý và sử dụng yếu tố giá nhằm kích thích những đối tượng mục tiêu.
3) Place hay Địa điểm: Triển khai những kênh phân phối thích hợp cho sản phẩm, dịch vụ nhằm tối ưu việc cung cấp sản phẩm đến tận tay khách hàng.
4) Promotion hay Quảng bá: Xây dựng các chiến dịch quảng bá, xúc tiến bán hàng, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ trên các kênh nhằm tối ưu hiệu quả chuyển đổi.
Chiến lược Marketing phân khúc
Chiến lược Marketing phân khúc thường sử dụng những phân khúc khách hàng khác nhau của thị trường nhằm xây dựng và triển khai những chiến lược khác nhau nhằm tối ưu hiệu quả tiếp thị. Nhìn chung, có 3 nhóm phân khúc khách hàng chính mà những nhà tiếp thị cần xem xét nhằm xây dựng những chiến lược thích hợp:
Phân khúc khác biệt hoá: chiến lược đối với phân khúc cao cấp thường sử dụng nguồn ngân sách và chi phí cao nhưng cũng mang lại hiệu quả cao nhất, theo hướng tập trung khai thác các yếu tố nổi bật và riêng biệt trên thị trường nhằm hướng đến giải quyết những yêu cầu và vấn đề của phân khúc khách hàng mục tiêu nhưng xét về hiệu quả thì chiến lược cần đáp ứng những yêu cầu riêng của mỗi phân khúc đã chọn lựa.
Phân khúc tập trung: Tập trung vào một nhóm khách hàng với phạm vi đã được hoạch định nhằm tối ưu ngân sách, thời gian và khả năng chuyển đổi.
Phân khúc cao cấp: được sử dụng những chiến lược mang tính đa dạng để có thể bao phủ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Chiến lược Digital Marketing
Đây cũng là một trong các chiến lược Marketing được áp dụng phổ biến hiện nay. Lợi thế của chiến lược này là có thể khai thác nhiều nguồn lực từ mạng internet nhằm tối ưu hoá hiệu quả thông tin.
Thông qua đó, chiến lược thực hiện thu hút các đối tượng khách hàng để có sự lựa chọn mua hàng trực tiếp qua các nội dung trên mạng xã hội, v.v.
Tuy nhiên, một chiến lược digital marketing thành công cần được lập kế hoạch chi tiết và cụ thể, từ việc xây dựng chiến lược đến những giải pháp triển khai tối ưu.
Bên cạnh đó, cần xây dựng những chỉ số đo lường phù hợp để triển khai những bước thực hiện hiệu quả nhằm đảm bảo chiến lược Digital Marketing được thực hiện hiệu quả.
Chiến lược Marketing cạnh tranh
- Chiến lược Marketing cạnh tranh thường tập trung mọi nguồn lực nhằm tăng lợi thế cạnh tranh với những đối thủ của doanh nghiệp và thương hiệu trên thị trường.
- Để thực hiện được chiến lược cạnh tranh phù hợp thương hiệu và doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu về những đối thủ của doanh nghiệp nhằm tìm ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhất.
- Tuỳ thuộc vào vị thế và thị phần của doanh nghiệp trong thị trường mà doanh nghiệp có thể lựa chọn những chiến lược cạnh tranh thích hợp.
- Thực hiện chiến lược giữ thị phần nếu doanh nghiệp đã mạnh lên so với đối thủ
Thực hiện gia tăng lợi thế hàng hoá, dịch vụ và phát triển thị trường theo chiều dọc hoặc ngang trong trường hợp doanh nghiệp có thị phần thấp hơn đối thủ trên thị trường.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý các trường hợp gây ra những tác động tiêu cực có thể dẫn đến khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp trong việc triển khai chiến lược cạnh tranh.
Chiến lược Content Marketing
Chiến lược Content Marketing sử dụng hệ thống nội dung phong phú, đa dạng và thích hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu theo chiến lược marketing cả ngắn lẫn dài.
Nội dung cũng là yếu tố cốt lõi để thương hiệu, doanh nghiệp truyền đạt một cách hiệu quả nhất về những giá trị và ý nghĩa đến từng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.
Các bước xây dựng chiến lược Marketing
Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến lược là gì
Để xác định mục tiêu đúng hướng và đủ, trước tiên doanh nghiệp cần có các nghiên cứu và phân tích chi tiết về thị trường, doanh nghiệp và khách hàng mới có thể xác định được những mục tiêu marketing phù hợp. Nhìn chung, những yếu tố sau đây sẽ giúp bạn và doanh nghiệp xác định rõ ràng hơn các mục tiêu tiếp thị:
Các yếu tố về thương hiệu: độ nhận biết của thương hiệu, uy tín, giá trị và vị thế trên thị trường.
– Các yếu tố về tốc độ phát triển của doanh nghiệp: doanh số bán hàng, lợi nhuận, các chỉ số về lợi nhuận, v.v.
– Các yếu tố về sản phẩm, dịch vụ: ưu thế, hạn chế, giá, chất lượng
– Các yếu tố về khách hàng.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường, xác định phân khúc khách hàng
Nghiên cứu thị trường là một bước khá lớn và đòi hỏi cần thực hiện những cuộc điều tra, nghiên cứu, phân tích toàn diện và chuyên sâu.
Doanh nghiệp có thể tận dụng những công cụ số hoá nhằm phục vụ hiệu quả cho việc nghiên cứu thị trường và xác định phân khúc khách hàng như Pestle, Ansoff, SWOT, v.v.
Qua đó, dựa trên những thông tin có được qua nghiên cứu thị trường, bạn sẽ bắt đầu phác thảo và hình dung cơ bản về từng phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hay thương hiệu sẽ hướng đến.
Bước 3: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Từ những hình dung tổng quan về khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo bạn có thể sử dụng ma trận Directional Policy Matrix (thường được gọi là ma trận DPM) nhằm xác định sâu thêm về những đặc trưng cụ thể của từng nhóm khách hàng mục tiêu.
Bước 4: Chọn chiến lược Marketing phù hợp và bắt đầu lập kế hoạch
- Đây là bước đầu tiên để xây dựng được một chiến lược tiếp thị tổng thể nhằm hướng tới hiệu quả tối ưu. Bước tiếp theo cần thực hiện là xây dựng chiến lược Marketing phù hợp về:1. Định hướng chuỗi giá trị: giá trị sản phẩm, giá trị thương hiệu và giá trị đem đến cho khách hàng.
2. Sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, con người.
3. Kênh quảng cáo, kênh marketing.
Các yếu tố liên quan.
Bước tiếp theo là triển khai đồng bộ các kế hoạch nhằm xây dựng và hoàn thiện chiến lược marketing theo - Kế hoạch marketing chi tiết.
- Kế hoạch nội dung.
- Kế hoạch cho các kênh tiếp thị
- Kế hoạch bán hàng và sau bán hàng, phân phối, chăm sóc khách hàng.
Các kế hoạch tiếp theo.
-
Bước 5: Triển khai các công việc trong kế hoạch
Sau khi đã hoàn thành phần kế hoạch, bước tiếp theo là bắt tay vào triển khai và thực hiện. Doanh nghiệp và thương hiệu cần chú ý vào thứ tự ưu tiên từng công việc trong dự án mới có thể đạt tới hiệu quả cao nhất.
Doanh nghiệp cần chia các mục tiêu chung của chiến lược thành những mục tiêu riêng nhằm dễ triển khai và đo lường hiệu quả.
Bước 6: Đo lường, phân tích, đánh giá hiệu quả
Để thực hiện bước này hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng những tiêu chí và chuẩn mực nhằm thực hiện đánh giá và giám sát hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc công bố cũng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động thực hiện những biện pháp và hành động ứng phó kịp thời khi có các rủi ro và vấn đề không có trong kế hoạch đề ra.