Mô hình 4S trong kinh doanh và marketing

HomeBlogMô hình 4S trong kinh doanh và marketing

Mô hình 4S trong kinh doanh và marketing

Chúng ta có 4P trong Marketing (có khi là 7 P) và 3C trong kinh doanh. Chúng ta có mô hình đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (chúng ta gọi chung là SWOT) và còn rất nhiều mô hình khác.

Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp 4S là chìa khoá giúp bạn mở rộng cánh cửa thành công nhanh nhất.

  • Solution/Giải pháp
  • System/Hệ thống
  • Strategy/Chiến lược
  • Spine/Chông gai

Đây là mô hình được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng và nhận xét là hiệu quả.

1. Service (Dịch vụ)

Chữ S đầu tiên trong mô hình 4S gọi là Service – Dịch vụ. Đó có thể là một giải pháp khi một vấn đề hay một nhu cầu của khách hàng được giải quyết. Và điều quan trọng là sản phẩm  dịch vụ của bạn sẽ giúp thay đổi điều gì cuộc sống của khách hàng. Bất kể doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ như thế nào thì bạn cũng phải biết được giá trị có thể mang tới cho khách hàng.

Lương Hồ Trân  giải thưởng chuyên gia Marketing xuất sắc Việt Nam

Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân phỏng vấn truyền hình HTV9

Ngoài ra, trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, sản phẩm và thương hiệu của bạn cần được xác định  với những USP (Unique Selling Point) rõ ràngnhằm tạo điểm nhấn khác biệt trên thị trường. Có thể đó là sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới hoặc đó cũng có thể là sản phẩm/dịch vụ được nâng cấp từ một sản phẩm/dịch vụ đã có trên thị trường với các lợi thế khác biệt như: Chất lượng caogiá thành cạnh tranhv.v. Tuy nhiên, các điểm khác biệt của sản phẩm chỉ thực hiệu quả khi được thiết kế dựa trên yêu cầu của khách hàng mục tiêu. Để làm được điều đó cần xác định các vấn đề khách hàng đang mắc phải và xem xét sản phẩm của bạn có thể khắc phục và giải quyết vấn đề cụ thể như thế nào.

System (Hệ thống)

System – Hệ thống là chữ S thứ 2 trong mô hình 4S. Chữ S này sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi bạn sẽ tự mình sản xuất và cung cấp sản phẩm/dịch vụ hay là nhờ người khác sản xuất và bạn sẽ là người phân phối sản phẩm/dịch vụ đến tận tay người dùng. Hãy có một kế hoạch rõ ràng cho hệ thống sản xuất và cung cấp sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Và việc tiếp theo sẽ là xem xét liệu khả năng và ngân sách của bạn có thể đáp ứng được kế hoạch đó hay không. Nếu kế hoạch này vượt xa khả năng và ngân sách của bạn thì bạn có thể xem xét cộng tác với một doanh nghiệp khác để triển khai kế hoạch tương tự.

Trong giai đoạn khởi nghiệp, khoảng thời gian đầu bạn sẽ có nhiều vấn đề phải giải quyết như việc thiết lập cấu trúc công ty, quản trị nhân sự đến việc theo dõi sổ sách. Tuy nhiên, đây là điều bạn cần làm để theo dõi tiến độ và sự phát triển công ty. Từ đó, bạn sẽ lên kế hoặc và có các chiến lược kinh doanh thích hợp cho từng bước tiếp theo.

3. Chiến lược (Strategy)

Làm thế nào bạn tìm kiếm khác hàng đầu tiên? Bạn có biết làm cách nào bạn tìm kiếm ra khách hàng thứ một triệu? Làm thế nào bạn có thể tăng quy mô công ty? Bạn đã từng cân nhắc việc ra khỏi công ty thế nào để đảm bảo có được lợi nhuận? Rất nhiều doanh nhân khởi nghiệp với các ý tưởng táo bạothành lập công ty và sau đó thất bại chỉ sau một thời gian ngắn khi hết vốn. Có thể họ thiếu năng lực phát triển doanh nghiệp  đã mở rộng kinh doanh quá nhiều (hoặc quá ít). Việc có tầm nhìn và cân nhắc chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn sẽ giúp chắc chắn rằng bạn đang chèo lái công ty theo hướng thích hợp. Phát triển kế hoạch kinh doanh là một bước tuyệt vời để khởi đầu, nhưng ngày nay, tính linh động là điều thiết yếu đối với sự thành công.

Hãy cân nhắc việc tạo ra một chiến lược ví như việc sẵn sàng thực hiện một chuyến hành trình dài hơi xuyên qua biển Đông. Rõ ràng, bạn cần phải có một bản đồ và một đích đến, các công cụ thích hợp cũng như ý thức rằng bạn có thể phải đi lệch hướng so với kế hoạch ban đầu trong tình huống khẩn cấp. Kế hoạch ban đầu thường là thử thách với phần lớn những doanh nhân mới khởi nghiệp  họ có rất ít kinh nghiệm và không biết phải chờ đợi điều gì. Đây cũng là lúc cần đến các chuyên gia tâm lý học hay người thầy, đặc biệt là những người đồng sáng lập dày dạn kinh nghiệm. Đó sẽ là một sự giúp đỡ xứng đáng.

Spine (Tự tin)

Chữ S cuối cùng trong mô hình 4S marketing chiến lược này sẽ là Spine – Tự tin. Khi đã có được những nền tảng vững chắc 3 chữ S trên thì doanh nghiệp chỉ còn thiếu bước cuối để thành công – đó là đủ dũng cảm để thực hiện ngay tất cả các kế hoạch đã đặt ra.

Tuy nhiên, bạn phải biết rằng có khá nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã thất bại. Vì vậy, bạn có khả năng sẽ không thành công ngay lần khởi nghiệp đầu tiên. Nhưng hãy dùng kinh nghiệm, những bài học sau thất bại ấy  làm nền móng vững chãi để làm nên thành công  các lần khởi nghiệp tiếp theo.

KẾT LUẬN

Khởi nghiệp không phải là một bài toán đơn giản, mỗi chúng ta điều sẽ không khỏi băn khoănlo lắng  sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn, thử thách trong các bước đầu tiên này. Nhưng những khó khăn ấy sẽ giúp chúng ta vững bước đi lên và là nền tảng cho thành công trong tương lai. Trên đây là bài viết chia sẻ của PharMarketing về mô hình 4S (Service – System – Strategy – Spine) trong marketing chiến lược cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Hy vọng bài viết trên đã mang đến nguồn thông tin bổ ích đối với bạn.

 

Liên hệ ngay Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân để được cố vấn chiến lược Marketing Thế Hệ Mới hiệu quả. Làm sao để tối ưu được ngân sách quảng cáo, nhân sự marketing vẫn tăng Doanh Thu và Lợi Nhuận một cách hiệu quả & bền vững.

“Thành công của Khách hàng là thành công của TL Academy”

Ngoài ra, TL Academy phát triển hệ sinh thái ngành Luật “Công Ty Luật TL Law” tổng đài tư vấn pháp luật Online trực tuyến TL Law tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý nhiều lĩnh vực: Doanh nghiệp, nhà đất, ly hôn, thừa kế, soạn thảo hợp đồng, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam….Bởi đội ngũ luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý rất nhiều án phức tạp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng

 

Xem thêm

ứng dụng AI trong kinh doanh

Ứng dụng AI trong Kinh doanh Trong kỷ nguyên số...

Big Data là gì? Ứng dụng Big Data trong Sale và Marketing

Big Data là gì? Ứng dụng Big Data trong...

ERP là gì?

ERP là gì? ERP (Enterprise Resource Planning) là một hệ...

CRM là gì?

CRM là gì? CRM (viết tắt của Customer Relationship Management) là...

Kinh Doanh hiện đại marketing công nghệ

Kinh Doanh hiện đại marketing công nghệ Trong thời kỳ...