Quản trị rủi ro Doanh nghiệp, Trong doanh nghiệp, rủi ro là không tránh khỏi. Không có bất cứ doanh nghiệp nào chắc chắn 100% cho mình cũng như khách hàng của mình. Chính vì vậy quản lý rủi ro là yêu cầu sống còn của mọi doanh nghiệp. . Không một doanh nghiệp nào có thể mở rộng quy mô được nếu như không có hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp chú trọng phát triển hệ thống quản trị rủi ro từ thủa sơ khai đã làm tốt trong việc tận dụng “cơ hội” và trải qua “thách thức”, để có thể phát triển ổn định dài lâu. Vậy nên, đã đến lượt ban lãnh đạo tìm hiểu sâu hơn quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp của mình, định nghĩa và qui trình của chúng ra làm sao!
Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì?
1. Quản trị rủi ro là quá trình thường xuyên được tiến hành đối với cấp quản lý, cấp lãnh đạo; trong quá trình thực hiện sẽ xác định, nhận diện tình huống, vấn đề, sự kiện có thể tác động lên doanh nghiệp trong tương lai sau đó sẽ xác định, phân tích và khuyến nghị những cách thức xử lý các vấn đề rủi ro để ngăn ngừa và giảm thiểu mức rủi ro đồng thời tìm cách chuyển đổi rủi ro thành cơ hội để thành công.
2. Khái niệm trên còn được hiểu với ý nghĩa kiểm soát rủi ro trong những sự kiện ở tương lai, việc dự báo sớm sẽ giúp doanh nghiệp chủ động phòng ngừa hơn là cố gắng đối phó, xử lý sau khi mọi chuyện đã xảy ra.
Lương Hồ Trân giải thưởng chuyên gia Marketing xuất sắc Việt Nam
Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân phỏng vấn truyền hình HTV9
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là như thế nào?
Rủi ro được định nghĩa là một tình huống, sự kiện xảy ra có thể gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và đạt được mục tiêu đã đặt ra của một doanh nghiệp. Những rủi ro này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm sự không ổn định về tình hình tài chính, thiếu sót trong công tác quản lý chiến lược, trách nhiệm pháp lý tai nạn hoặc thiên tai, . ..
Ngoài ra, rủi ro cũng có thể đến từ nội bộ doanh nghiệp, liên quan đến một số vấn đề như quản lý, chính sách nhân sự, quản trị doanh nghiệp, . .. hoặc đến do sự thay đổi của tình hình thị trường như nhu cầu thay đổi, xu thế phát triển hoặc sự phát triển của công nghệ kỹ thuật.
Nội dung chủ yếu của quản trị rủi ro bao gồm các đầu việc chính:
- Xác định, nhận diện – phân tích – đánh giá rủi ro
- Kiểm soát – ngăn ngừa rủi ro
- Giảm thiểu tác động khi rủi ro phát sinh
- Tìm cách chuyển đổi rủi ro thành cơ hội thành công
- Yếu tố có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro là:
- Quy mô của tổ chức doanh nghiệp;
- Năng lực doanh nghiệp đang có;
- Cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp đơn giản hay phức tạp, mức độ rủi ro nhiều hay thấp;
Trình độ của cấp quản lý và cấp lãnh đạo.
Đâu là rủi ro trong doanh nghiệp?
Với cách hiểu khác, rủi ro là các yếu tố xảy ra bất lợi đối với doanh nghiệp trong những tình huống hoặc hoạt động nhất định. Có khá nhiều kiểu “rủi ro” có thể xảy ra đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chúng bao gồm rủi ro tài chính, rủi ro thương hiệu, rủi ro pháp lý, rủi ro về chiến lược, rủi ro quản lý tài chính, rủi ro trong quản lý nhân sự, . ..
Tuy nhiên, trên thực tiễn, hoạt động của doanh nghiệp luôn đối mặt với nhiều thách thức lẫn cơ hội. Nhìn nhận một cách khái quát hơn, rủi ro bao gồm tất cả những tình huống có thể mang tới lợi ích cho doanh nghiệp, nếu ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể nhận diện vấn đề và quản lý rủi ro hiệu quả.
Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp là như thế nào?
Theo định nghĩa, quản trị rủi ro doanh là quá trình nhận biết, phân tích các sự kiện có nguy cơ ảnh hưởng đối với doanh nghiệp, để đề ra các biện pháp quản lý, kiểm soát phù hợp nhất, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình. Quản trị rủi ro doanh nghiệp tốt không những giảm thiểu được rủi ro tổn thất mà còn mang tới những cơ hội giúp tối ưu hoá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của quản trị rủi ro
- Quản lý rủi ro là quá trình xác định, quản lý và kiểm soát rủi ro tài chính, pháp lý, chiến lược và rủi ro về tài sản và lợi nhuận của một tổ chức.
- Những mối nguy hoặc rủi ro nhỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm sự không chắc chắn về tài chính, rủi ro pháp lý, vấn đề quản lý chiến lược, tai nạn và thiên tai.
- Nếu một sự kiện không lường trước xảy ra mà tổ chức của bạn không hề biết, tác động có thể là nhỏ, ví dụ như tác động nhỏ đối với lợi nhuận tổng thể của bạn.
- Tuy nhiên, đối với tình huống tồi tệ nhất, nó có thể là thảm hoạ và có những hệ quả tiêu cực, ví dụ như gánh nợ tài chính lớn hoặc thậm chí là giải thể doanh nghiệp của bạn.
- Để giảm thiểu rủi ro, một tổ chức cần sử dụng các công cụ nhằm giảm thiểu, ngăn chặn và kiểm soát tác động của những sự kiện xấu nhằm thúc đẩy những sự kiện tích cực. Một cách tiếp cận toàn diện, có tổ chức và nhất quán về quản lý rủi ro có thể giúp xác định một cách tốt nhất để quản lý và giảm thiểu rủi ro hiệu quả.
Những lợi ích và thách thức của quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro hiệu quả đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, quá trình này cũng mang tới nhiều thách thức, ngay cả với những doanh nghiệp có chiến lược quản trị, rủi ro và tuân thủ chặt chẽ. Một số lợi ích của quản lý rủi ro bao gồm:
- Nâng cao hiểu biết về rủi ro trong toàn bộ tổ chức;
- Tin tưởng hơn vào những mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức khi rủi ro đã được đặt thành chiến lược;
- Tuân thủ tốt hơn và hiệu quả hơn những yêu cầu theo luật định;
- Cải thiện hiệu quả hoạt động bằng việc thực hiện tốt hơn những đánh giá và kiểm soát rủi ro;
- Cải thiện an ninh và bảo mật tại nơi làm việc cho đồng nghiệp và đối tác;
- Tạo ra sự khác biệt lớn trên thị trường.
Một số thách thức mà các nhóm quản lý rủi ro thường vấp phải:
- Chi phí tăng thêm ban đầu, bởi vì các chương trình quản lý rủi ro có thể đòi hỏi sản phẩm và công nghệ đắt hơn.
- Việc gia tăng tập trung vào quản trị cũng đòi hỏi mỗi tổ chức doanh nghiệp cần dành công sức và nguồn lực để tuân thủ.
- Đạt được sự đồng thuận giữa độ nguy hiểm của rủi ro và cách xử lý nó có thể là một bài toán khó khăn, gây tranh cãi và thậm chí đưa đến sự tê liệt trong phân tích rủi ro.
- Chứng minh vai trò của quản lý rủi ro đối với những giám đốc điều hành khi không cung cấp tới khách hàng các số liệu chính xác là việc rất khó.
Hướng dẫn quản trị rủi ro Doanh Nghiệp
1. Thiết lập mục tiêu
2. Đánh giá rủi ro
3. Ứng phó rủi ro
4. Văn hoá ứng xử nội bộ
5. Nhận dạng rủi ro
6. Đề xuất cách kiểm soát
7. Đào tạo đội ngũ quản lý
8. Giám sát và cập nhật
Bí quyết quản trị rủi ro doanh nghiệp
Tuyển dụng những chuyên gia có kinh nghiệm
Một trong các bí quyết để có thể quản trị các rủi ro hiệu quả đó là Doanh nghiệp cần có một đội ngũ chuyên gia liên tục giám sát và ảnh hưởng lên quá trình quản lý. Nguồn nhân sự cũng là yếu tố quan trọng giúp có được một đội ngũ tốt. Giá trị của một con người tốt sẽ cho ra đời một sản phẩm tốt phục vụ công việc. Một chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro phải đảm bảo ứng tốt những yêu cầu căn bản như luôn duy trì một cái đầu lạnh khi xử lý công việc và phải luôn bình tĩnh giải quyết mọi công việc. Chính vì thế rủi ro sẽ không trở thành lực cản, níu giữ được Bạn trên con đường hướng tiến đến thành công.
Thành lập các đội ngũ quản trị rủi ro tại mỗi doanh nghiệp
Trên thực tiễn có khá nhiều nhân viên không có đầy đủ năng lực về quản trị rủi ro Doanh nghiệp. Do đó, Doanh nghiệp cần thành lập một đội ngũ quản trị rủi ro để qua đó họ có thể chủ động tiếp nhận dữ liệu từ đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Điều này cũng giúp đội ngũ nhân sự hiểu rõ được những rủi ro đã và đang tồn tại tiềm tàng trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng giúp Doanh nghiệp có thể kiểm soát, ngăn ngừa tất cả những rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thành lập một đội ngũ quản trị rủi ro bao gồm tất cả những bộ phận cũng chính là cách giúp quản trị rủi ro hữu hiệu và tốt nhất.
Dịch vụ Marketing trọn gói Digital Marketing Top 1 – TL Academy chuyên cố vấn chiến lược Marketing Toàn Diện chủ doanh Nghiệp, Đào Tạo Marketing: Brand – Trade – Digital Marketing, lập kế hoạch Marketing, xử lý khủng hoảng truyền thông, xây dựng và định vị đỉnh cao trong tâm trí khách hàng